Thơ ca – tấm lòng sứ điệp

13/01/2024

Thơ ca – tấm lòng sứ điệp

Châu Huệ Trân

Lớp 12A1, Trường THPT Vĩnh Viễn, năm học 2023-2024

Giữa muôn vàn mảnh đất phồn hoa đô hội, ta dừng chân nơi bến quê ta thuộc về. Cuộc sống luôn buộc con người phải chọn đích đến cuối cùng, cũng như văn chương vẫn luôn cần được chắt lọc để hướng đến cái đích duy nhất đó là hướng đến cái thiện. Triết gia người Pháp Voltaire từng nhận định: “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”. Thơ ca chỉ có thể bật ra, tuôn trào một cách mãnh liệt nhất khi con tim người nghệ sĩ rung lên vì thổn thức. Sự rung động tinh tế của hồn thơ sâu lắng như bản giao hưởng không ngừng ngân nga tự đáy tâm hồn người.

Thơ ca là sản phẩm của nhận thức, tưởng tượng và sáng tạo nhờ đó mà ngôn ngữ được phát triển.Thơ gắn với nhạc và họa, không những vậy thơ còn có thể miêu tả rõ nét những sự vật hữu hình trong nhân gian. Thơ chú trọng đến cái đẹp, phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan. Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm, truyền cảm của thơ có được còn do ngônngữthơ cô đọng, hàm súc, giàu hình ảnh và nhạc điệu. Đắm mình trong cuộc đời,nhà thơ rung động mãnh liệt trước vẻ đẹp của thiên nhiên hay con người, đau nỗi đau của kiếp người, trăn trở day dứt trước những số phận éo le. Những rung động đó tạo nên cảm hứng buộc nhà thơ phải cầm bút và dòng thơ tuôn chảy.

Ta băn khoăn suy nghĩ và tự hỏi, điều gì đã khiến cho những áng thơ văn lại mang giá trị ngôn từ tuyệt đẹp đến thế? Phải chăng những người nghệ sĩ đã phải trút cạn những giọt châu tinhtúy và thanh cao nhất từ tận đáy lòng để tạo nên giá trị thẩm mỹ hoàn hảo cho những đứa con tinh thần mà họ gửi gắm tâm tư, tình cảm. Nét đẹp của văn chương dườngnhư đã gạt bỏ đi những định kiến cay nghiệt của xã hội mà ôm con người ta vào lòng, xoa dịu từng con đau quặn lòng và rồithanh lọctâm hồn chúng ta, đọng lại trong tâm trí ngườiđọcnhững giọt ngọc thanh khiết nhất, đem lại những giá trị chân – thiện – mỹ quá giá mà chỉ văn học mới có thể làm được khi nó đến với cuộc đời này.

Nét đặc sắc của thơ ca còn là trình bày những thứ tự lớp lang những sự vật sự việc được phơi bày trước mắt bằng các thủ pháp nghệ thuật. Đó là “hữu chiêu”. Nhưng quan trọng là tong cái “hữu chiêu”, nhà thơ ẩn giấu cái “vô chiêu” sâu kín, tế nhị để tạo nên thủ pháp nghệ thuật khiến người đọc phải trầm tư, phải day dứt, trăn trớ trong “sứ điệp” mà nhà thơ muốn chuyển tải. Đọc thơ Chu Hoạch, lúc thực lúc ảo, lúc cụ thể gần gũi mà mênh mông xa vắng, ẩn dấu nỗi buồn trang thẳm hồn người:

“Có nấm mồ không đáy – thới gian

Có nỗi buồn không tan trong thời gian không đáy

Đó là nỗi buồn của chiếc giày chân trái

Đi tìm chiếc dài chân phải để thành đôi.
Cái “vô chiêu” đã mở rộng biên độ không gian, thời gian cho những kẻ bơ vơ đi tìm hạnh phúc trong trần đời.

Những áng thơ tuyệt đẹp là cả một quá trình đúc kết và hội tụ đủ sự tinh tế trong ngôn ngữ và cung cách của cả một nhà thơ. Chúng còn là tấm gương rõ nét, soi chiếu, phản ánh những hiện thực cuộc sống một cách cụ thể. Bám sát vào dòng chảy thời gian mà tồn tại song song với nó. Thơ ca dương như mang một sức sống mãnh liệt đáng kinh ngạc. Tuy theo sát và khai thác các khía cạnh cuộc sống nhưng thơ lại thiên về sự chắt lọc những hạt châu tinh tuý nhất ở miền nhân gian. Sau lại đính kết chúng lại để biến chúng thành thứ trang sức quý giá đem đến những đỉnh cao, thăng hoa trong cảm xúc. Để rồi là nơi trao gửi một nỗi niềm, xúc cảm của nhà thơ.

Bởi văn học vẫn còn những rào cản ngôn ngữ. Khi viết về thân phận, nỗi đau, sự bối rối thường trực của con người trước những biến cố của cuộc đời, tôi luôn ao ước những trang viết của mình có được sự rung cảm như những giọt nước mắt.” (Nguyễn Ngọc Tư). Đọc thơ của Hàn Mặc Tử, có khi người ta cảm thấy bứt rứt, trăn trở vừa lộ liễu vừa kín đáo. Thơ ông không áp đặt người đọc phải cảm nhận những gì ông cảm nhận, những con chữ chỉ đóng vai trò đòn bẩy, là phương tiện mở ra những liên tưởng độc đáo, làm bật lên cảm xúc riêng biệt trong mỗi người, từ đó mà ta đón nhận những mỹ cảm một cách tròn đầy hơn. Cây bút tiềm năng trong làng thơ đặc sắc mới bởi lối hành phong phú, sáng tạo một cách đầy bí ẩn. Từ những nỗi đau đớn dày vò thân xác ông nơi nhân gian cùng cực ông đã viết:

“Tôi vẫn còn đây hay ở đâu?
Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu?
Sao bông phượng nở trong màu huyết,
Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?”

(Hàn Mặc Tử_Những giọt lệ)

Cái bi kịch của đời người là “sống” hay “tồn tại”. Cả mình còn không nhận ra chính mình, và con người như bị ném bỏ giữa khoang không vô tận chấp chới thân phận bơ vơ, lạc loài, bệnh tật khổ đau. Cả khổ thơ cuối cùng chính là những câu hỏi dồn dập không hồi đáp và cũng chính là tiếng lòng của người thi nhân. Phải rơi vào trạng thái tuyệt vọng như vậy mới làm con người ta không còn nhận biết được chính mình. Đó cũng chính là trạng thái tâm lý muốn hướng tới cái tôi đích thực và đi tìm bản ngã của mình. Trong tâm trạng ấy làm màu hoa phượng – màu hoa gắn liền với tuổi xuân cũng trở thành màu huyết. Và những đốm lửa nhỏ ấy cũng chính là những giọt lệ trong lòng người thi nhân. Đó cũng chính là những hình ảnh giọt lệ của mối tình còn dang dở. Thật đáng quý biết bao với các mối tình như thế. Trong cuốn "Hàn Mặc Tử: một hiện tượng thơ độc đáo trong tư duy thơ Việt Nam", nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy cho rằng: “Nếu Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính là dòng lãng mạn thuần khiết, nếu Xuân Diệu và nhất là Huy Cận, là dòng lãng mạn được cườm vào những yếu tố tượng trưng… thì Hàn Mặc Tử là hài hòa của lãng mạn, tưởng tượng, thậm chí siêu thực nữa”. Có lẽ chính từ cuộc sống mỏi mòn trong bệnh tật, cô đơn, trong bóng đêm hoang hoải đầy ác mộng, ẩn ức, ám ảnh giữa thực và mộng của ông đã thăng hoa từ vô thức mà bừng lên những hình ảnh tuyệt đẹp về những thứ tình cảm nhỏ nhoi nhưng lại vô cùng trong sáng bởi những khát khao được sống, được yêu của chàng thanh niên trẻ tuổi còn biết bao hoài bão.

Đã bao lần chúng ta tự nhủ với lòng rằng, điều gì đã khiến cho những vầng thơ kia mang trong mình vẻ đẹp và sức mạnh ngôn từ mãnh liệt và sâu sắc đến thế. Phải chăng những người nghệ sĩ đã phải trút cạn tâm hồn mình, hiến dâng dòng chảy thơ ca trong huyết mạch cùng con tim không ngừng đập lên liên hồi vì vẻ đẹp sâu lắng trên từng nét bút. Chính nỗi lòng nặng trĩu cùng những tâm tư chôn giấu trong lòng người nghệ sĩ chính là tiền đề để họ có thể chấp bút lên sáng tác.

Đặng Tiến từng viết: “Thơ hay như ngọc quý, mỗi lúc lung linh một tia sáng khác nhau”. Đúng thật vậy, thơ ca như khối pha lê đa diện sáng lấp lánh. Sức cuốn hút bởi âm điệu và cung bậc cảm xúc người viết được biểu đạt vô cùng tinh tế, kiêu kì như thứ pha lê quý giá không bao giờ ngừng bật sáng giữa khoảng trời không trống vắng nơi đáy lòng người cầm bút.

Con người được ban cho sự sống để có thể tiếp tục sinh sôi và kiến tạo nên vẻ đẹp cho nhân loại.Tình yêu cũng chính là một chất liệu quan trọng để kiến tạo nên sự sống, nên thật không khó để ta có thể bắt gặp những lời thỏ thẻ về những khát vọng được sống, được yêu của con người ta thông qua những viên gạch ngôn từ góp phần tạo nên những công trình tuyệt đẹp.Xuân Quỳnh là một nhà thơ tiêu biểu trong thời kháng chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Thơ của bà luôn vang lên trong lòng người đọc những bản tình ca sâu lắng về một tâm hồn thổn thức luôn khao khát tình yêu của người phụ nữ chưa bao giờ lỡ nhịp.

“Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn

Hôm nay yêu mai có thể xa rồi

Niềm đau đớn tưởng như vô tận

Bỗng có ngày thay thế một niềm vui.”

(Xuân Quỳnh-Nói cùng anh)

Phong trào thơ ca trong thời kì chống Mỹ, ta không thể không nhắc đến “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của tác giả Phạm Tiến Duật. Bài thơ nói lên nỗi vất vả, thiếu thốn của những người lính vận tải túc trực đường Trường Sơn thông qua hình ảnh những chiếc xe không có kính. Thì ra chiến sĩ lái xe không hề bận tâm về việc xe mình không có kính, ngược lại, chính xe không có kính càng tạo cho anh cái thế ung dung ngồi trong buồng lái mà không có gì ngăn cách với thiên nhiên. Từng khổ thơ không đem lại cảm khác chua xót, nỗi vất vả mà lại toát lên một niềm lạc quan cùng vầng sáng ấm lan toả lấy cả một khoảng trời hành quân, hướng về ngày mai của dân tộc:

“Không có kính không phải vì xe không có kính
Bomgiật, bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật)

Nhà văn Hemingway từng nói: “Tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều có sự bất tử của riêng nó bởi vì nó là trí tuệ của con người. Rồi mai này các tranh tượng tiêu tan, đền đài có thể sụp đổ, chỉ có những tác phẩm nghệ thuật chân chính mới có khả năng vượt qua định luật băng hoại của thời gian để tồn tại vĩnh vĩnh”.Tác phẩmthơ cakinh điển sở dĩ tồn tại được là nhờ tác giả đó biết tạo nên cái đẹp, và vinh danh cái đẹp cho người đọc cảm nhận và thấu hiểu, chính vì thế văn chương mới trở nên có giá trị, ý nghĩa.Giá trị hiện thực sâu sắc dưới ngòibúttỉ mỉ của các nhà thơ, nhà văn đã tạo nên thành công và màu sắc cho riêng mình. Các tác phẩm của họ có thể sống đời hay không cốt cũng phụ thuộc vào toàn bộ tâm tư, tình cảm, lý tưởng của người viết muốn truyền tải. Văn học luôn gắn liền đời sống cũng như nắm gọn hết tinh hoa nhân loại nên giá trịcủachúng sẽ mãi tăng lên theo thời gian chứ chẳng thể nào mục rữa hay bị huỷ hoại bởi bất kì tác nhân nào. “Thời gian hủy hoại các lâu đài nhưng làm giàu những vần thơ”(Jorge Luis Borges) và thơ ca “là nhân ảnh”, là “tấm lòng sứ điệp” (Nguyễn Tuân) vượt không gian, thời gian.

  • (Có 1 bình chọn)

"Sắc xuân tuổi trẻ" một cụm từ khơi lên trong tâm trí ta nhiều liên tưởng về một thời điểm khi ta còn tuổi bồng bột, nông nổi, lúc mà ta có quá nhiều điều chưa biết về thế giới này, khiến ta có một cảm giác bồn chồn, phấn khích, và từ hiện tại ta lại hoài niệm về thời trẻ...
Cho dù hành trình của văn học có là cuộc hành trình băng xuyên những “khổ đau, thất vọng” thì đích đến cuối cùng vẫn hướng con người tới miền của sáng trong, của hạnh phúc lâu bền giữa thời cuộc...
Câu nói: “Một hòn đá lăn mãi thì rêu sẽ không bám vào được” của Teruko Kobayashi đã mang đến cái nhìn đặc biệt cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của bản thân và sự bứt phá, vượt qua chính mình trong cuộc sống...
Tác phẩm nghệ thuật có giá trị thường khiến người xem, người đọc có những vỡ lẽ, những cái giật mình…. khi bỗng tự nhìn lại cách sống, cách nghĩ của chính mình
Tuổi 18, một tuổi trẻ đầy chông chênh và lo lắng... như lời thức tỉnh cho hàng ngàn những bạn trẻ đang chập chững bước qua độ tuổi trưởng thành, phải đối mặt với thách thức của cuộc đời...
Hồn Trương Ba, da hàng thịt", là một trong những vở kịch đặc sắc của Lưu Quang Vũ, đã được đi công diễn nhiều lần trên sân khấu trong nước và cả ngoài nước...